CẨM NANG VẬN HÀNH HỆ THỐNG CHILLER
Hệ thống Chiller vận hành rất phức tạp, phải là người có kinh nghiệm thì mới thao tác chuẩn từng bước được. Nhưng kể cả với những người có kinh nghiệm thì cũng không tránh khỏi sai sót trong quá trình vận hành, những lưu ý khi vận hành hệ thống Chiller dưới đây sẽ giúp bạn giảm thiểu tối đa khả năng lỗi phát sinh.
Như các bạn đã biết, hệ thống chiller thường bao gồm các thiết bị sau: cụm chiller (bao gồm máy nén, tủ điện, dàn ngưng, dàn bay hơi), các cụm bơi cho tháp giải nhiệt, cụm bơm cho các dàn lạnh FCU, AHU, các cụm van 2 ngã, van điện chức năng điều khiển ON/OFF, tháp giải nhiệt cooling tower…Chính vì hệ thống gồm rất nhiều thiết bị khác nhau nên quy trình vận hành nó cũng rất phức tạp và gây khó khăn không nhỏ đối với những kỹ sư vận hành chưa có kinh nghiệm.
Bạn cần nhớ rằng, hệ thống chiller nào cũng được thiết kế hoạt động ở 2 chế độ là Manual và Auto. Việc lựa chọn chế độ hoạt động thông qua witch 2 vị trí ở trên tủ, và nút reset ở đó có nhiệm vụ khởi động lại hệ thống, nút ESD là dừng khẩn cấp. Theo đó:
- Chế độ Manual: ở chế độ này, người vận hành có thể khởi động/dừng trực tiếp các thiết bị riêng lẻ chỉ bằng cách chọn các biểu tượng tương ứng có sẵn trên màn hình máy BMS.
- Chế độ Auto: ở chế độ này, hệ thống sẽ tự vận hành theo thời gian đã cài đặt từ trước trong Schedule của bộ điều khiển.
Chế độ auto được setup từ trước nên REMEN sẽ không đề cập trong bài viết này, sau đây là một vài lưu ý khi vận hành ở chế độ Manual của chiller mà bất cứ kỹ sư nào cũng cần phải nhớ:
Mục lục
LƯU Ý TRÌNH TỰ QUY TRÌNH VẬN HÀNH HỆ THỐNG CHILLER.
BẰNG TAY MỞ.
- Cần cấp điện, bật mở nguồn các thiết bị dàn lạnh FCU, AHU trước, tiếp đó là phần cài đặt thông số nhiệt độ, độ ẩm,…của tòa nhà, khu nhà xưởng.
- Khi cấp điện, kiểm tra tín hiệu tại tủ điều khiển trung tâm cần đảm bảo các thiết bị van ON/OFF và van Modulating mở.
- Chạy bơm nước giải nhiệt hoạt động, trường hợp bơm nào hoạt động thì mở van tay và van điện bơm đó, các van còn lại khóa (;ưu ý là độ chênh áp đầu vào và đầu ra khỏi bình ngưng tụ khoảng 0,6 Kg (3.4/4) nhiệt độ nước vào và ra khỏi bình ngưng là: 35/30 độ C). Nếu thông số ở dưới 32/28 thì không cần phải chạy hệ thống quạt tháp giải nhiệt trên tháp giải nhiệt.
- Kiểm tra lại một lượt các tín hiệu tại tủ điều khiển, cần chắc chắn rằng không có lỗi xảy ra gây nguy hiểm đến hoạt động của các thiết bị trong hệ thống Chiller.
- Bạn cần nhớ là khi bấm nút Run cho chiller hoạt động thì sẽ bắt đầu đếm ngược 60 giây. Nếu chiller không nhận được cảnh báo không an toàn nào trong 60 giây này thì sẽ khởi động bộ phận máy nén.
- Cần phải thường xuyên kiểm tra độ chênh áp suất trước và sau của bình ngưng tụ, bình bay hơi thông qua đồng hồ đo áp suất (hay còn gọi là áp kế).
- Chú ý nhiệt độ và tiếng kêu của các thiết bị vận hành trong hệ thống chiller, kể cả AHU. Dừng máy ngay khi có hiện tượng lạ, kiểm tra hệ thống và xử lý, sau đó ghi vào sổ theo dõi sau mỗi giờ máy hoạt động.
BẰNG TAY ĐÓNG.
Hệ thống muốn dừng đúng cách thì trình tự các bước dừng hệ thống chiller bạn cần nhớ.
- Nhấn nút Stop trên màn hình hiển thị Chiller để dừng Chiller.
- Ngắt điện phần quạt của tháp giải nhiệt.
- Tắt cụm bơm nước giải nhiệt Chiller.
- Tắt điện cho cụm bơm nước lạnh
- Ngắt điện cho các dàn lạnh FCU, AHU.
- Kiểm tra lại một lượt các van, thiết bị điều khiển ON/OFF trong hệ thống Chiller.
- Ngắt tất cả các Aptomat cấp nguồn cho thiết bị nhưng trừ Aptomat tổng và 2 aptomat cấp nguồn cho 2 chiller luôn được sử dụng 24/24 để sấy dầu bôi trơn hệ thống.
CHILLER SẼ TẮT KHI NÀO?.
Khi thỏa mãn một trong các điều kiện sau thì chiller sẽ tắt.
- Nhiệt độ của nước cấp vào chiller là 5°C (mặc định, nước cấp vào chiller là 12°C, nước ra là 7°C).
- Tín hiệu an toàn của thiết bị công tắc dòng chảy không báo về tủ điều khiển chiller hoặc tín hiệu không hoạt động.
- Một cụm bơm nước giải nhiệt tương ứng với chiller này không chạy.
- Khi một cụm bơm nước bay hơi tương ứng với chiller này không chạy.
- Khi một trong những van động cơ 2 ngã sau bị chuyển sang chế độ OFF: ngõ nước ra tương ứng với chiller, ngõ nước vào của mỗi tháp giải nhiệt tương ứng với chiller.
- Nguồn điện của hệ thống cấp cho chiller bị chập chờn: lệch pha, đảo pha, hoặc là nguồn điện cấp không đạt yêu cầu là 400V-3P-50Hz.
- Nhiệt độ của dầu bôi trơn trong hệ thống không nằm trong khoảng cho phép của nhà sản xuất.
- Báo lỗi từ công tắc dòng chảy.
CHILLER SẼ KHỞI ĐỘNG KHI NÀO?.
Điều kiện để Chiller khởi động khi đạt được một trong các mục dưới đây:
- Nhiệt độ nguồn nước cấp vào chiller là ≥9ºC (đây là chế độ cài đặt mặc định trong chiller).
- Tín hiệu an toàn báo về tủ điều khiển gắn ở cụm chiller đang hoạt động.
- Có một cụm bơm nước giải nhiệt tương ứng với chiller này đã hoạt động trước đó khoảng 30 giây.
- Có một cụm bơm nước bay hơi tương ứng với chiller này đã hoạt động ở trước đó khoảng 30 giây.
- Khi tất cả van động cơ 2 ngã chuyển hoàn toàn sang chế độ ON: van của ngõ nước đầu ra chiller, van của ngõ nước đầu vào của mỗi tháp giải nhiệt.
- Nguồn điện cấp cho chiller ổn định đúng với yêu cầu 400V-3P-50Hz và không bị mất pha hay đảo pha.
- Dầu bôi trơn trong hệ thống nằm trong giải nhiệt độ cho phép của nhà sản xuất.
- Không báo lỗi tín hiệu an toàn hệ thống.
BƠM HOẠT ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO?
CỤM BƠM NƯỚC GIẢI NHIỆT.
- Luôn có một bơm dự phòng, nên tổng số bơm luôn lớn hơn tổng số chiller.
- Tín hiệu giúp tắt/mở một trong những cụm bơm này là khi cả 2 van động cơ 2 ngã tại một trong những vị trí: ngõ nước đầu vào chiller này, ngõ nước đầu ra mỗi tháp giải nhiệt đồng thời chuyển sang chế độ OFF/ON.
- Trong quá trình vận hành mà bơm chính bị dừng đột ngột thì bộ điều khiển sẽ gọi bơm dự phòng chạy thay thế bơm lỗi.
- Bơm dự phòng sẽ luân phiên hoạt động, kể cả bơm chính và bơm biến tần nhằm đảm bảo rằng các bơm hoạt động cân bằng nhau.
CỤM BƠM NƯỚC BAY HƠI.
- Luôn có bơm dự phòng nên tổng số bơm lớn hơn tổng số chiller là 1.
- Tín hiệu tăt/mở một trong các cụm bơm này phụ thuộc vào tín hiệu OFF/ON của 2 van động cơ 2 ngã.
- Khi bơm chính bị dừng đột ngột thì bộ điều khiển sẽ gọi bơm dự phòng thay thế. Có sự luân phiên hoạt động của bơm dự phòng, bơm chính, bơm biến tần nhằm đảm bảo các bơm hoạt động cân bằng nhau.
CHẾ ĐỘ HOẠT ĐỘNG CỦA AHU.
Bạn cần nhớ những nguyên lý hoạt động sau của các thiết bị cảm biến trên AHU.
- Thiết bị cảm biến nhiệt độ có nhiệm vụ nhận tín hiệu nhiệt độ, ẩm độ ở đường gió tươi và đưa về màn hình điều khiển tại phòng điều khiển AHU và hiển thị thông số này cho người vận hành.
- Thiết bị cảm biến số 2 thì có nhiệm vụ tiếp nhận tín hiệu về nhiệt độ, độ ẩm ở sau dàn lạnh và hiển thị thông số này tại màn hình điều khiển ở phòng điều khiển AHU, tín hiệu này điều khiển van 2 ngã (100% xuống 0% hoặc từ 0% lên 100%) ở trên ống nước hồi khi hoạt động phù hợp với giá trị nhiệt độ cài đặt ban đầu.
- Thiết bị chênh áp: được dùng làm cảm biến chênh áp và phát hiện độ bám bẩn của bộ lọc gió.
- Thiết bị chênh áp trong AHU dùng để cảm biến chênh áp và phát hiện dây đai của quạt bị đứt.
FCU HOẠT ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO?
- Có thiết bị cảm biến và truyền tín hiệu nhiệt độ được gắn trên đường gió hồi hoặc tại miệng gió hồi.
- Mỗi FCU lại có một đường nước lạnh để cấp vào và một đường nước lạnh để đi ra khỏi dàn lạnh. Trên đường nước lạnh sẽ được gắn một cụm van động cơ 2 ngã.
- Hầu hết các FCU đều được điều khiển 3 tốc độ.
COOLING TOWER HOẠT ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO?
- Thiết bị này được khởi động trực tiếp hoặc lắp đặt biến tần để điều khiển hoạt động quạt và tín hiệu điều khiển sẽ lấy từ nhiệt độ nước ra ở tháp coolong tower và luôn đạt nhiệt độ 30ºC.
- Ở chế độ tự động, quạt của cooling tower luôn hoạt động theo tín hiệu nhiệt độ ra.
CÁC THIẾT BỊ AN TOÀN HOẠT ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO?
Công tắc dòng chảy đảm nhận vai trò làm cảm biến lưu lượng đi trong ống. Chiller và bơm sẽ hoạt động khi có tín hiệu an toàn được báo về từ thiết bị này.
Trường hợp van ON/OFF của Chiller:
Van sẽ ở dạng ON trước khi cụm bơm nước cấp cho chiller chạy và ở dạng OFF khi tất cả các bơm nước cho chiller ngừng chạy.
Hệ thống chiller thường rất phức tạp, vì thế, cần phải lắp đặt thật chuẩn ngay từ đầu thì quá trình vận hành sau này mới trơn tru được.
Bình luận
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Hotline
0917330088